Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tuyển sinh
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - Ngành: LUẬT

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO

  1. Ngành/Chuyên ngành đào tạo:  Luật (Law)
  2. Mã chuyên ngành:  7380101
  3. Trình độ đào tạo:   Đại học
  4. Loại  hình đào tạo: Chính quy
  5. Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân luật

II. CHUẨN ĐẦU RA

1. Về kiến thức

1.1. Áp dụng được kiến thức giáo dục đại cương gồm kiến thức của một số ngành khoa học về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật đại cương, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, ngoại ngữ là nền tảng cho việc tiếp nhận, nghiên cứu và phát triển tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học ngành luật.

1.2. Áp dụng được kiến thức cơ sở ngành gồm kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng vận dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, quốc tế.

1.3. Áp dụng được kiến thức ngành gồm kiến thức lý luận chuyên sâu và thực tiễn pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, quốc tế.

2. Về kỹ năng

2.1. Hình thành, thể hiện được tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung; kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, lập luận, phản biện, tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lí dựa trên những luận cứ khoa học thuộc chuyên ngành đào tạo.

2.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện cập nhật các kiến thức pháp luật mới, thực tiễn áp dụng pháp luật; biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; tư vấn, soạn thảo các văn bản pháp lý trong công việc của mình; phân tích, bình luận bản án, quyết định của cơ quan tài phán; nghiên cứu, giải quyết vấn đề pháp lý.

2.3. Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu công việc nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn và công việc hành chính khác có liên quan trong việc soạn thảo văn bản, khai thác, cập nhật, lưu trữ thông tin, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu đáp ứng chuẩn đầu ra của ngành Luật.

3. Về năng lực

3.1. Năng lực phản biện thể hiện qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng phân tích vấn đề pháp lý, đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên lý luận và pháp luật để phản biện các quan điểm khác về các vấn đề pháp lý, nhằm hình thành sự chủ động, tự tin khi đưa ra quan điểm cá nhân và bảo vệ quan điểm pháp lý cá nhân và đưa ra hướng giải quyết vấn đề khoa học và đúng pháp luật.

3.2. Năng lực tư duy pháp lý thể hiện khả năng tìm hiểu kiến thức pháp lý, vận dụng kiến thức pháp lý giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến pháp luật, lựa chọn các sự kiện pháp lý cụ thể trên thực tế để giải quyết vấn đề pháp lý đặt ra.

3.3. Năng lực nghiên cứu, quan sát sự việc pháp lý thể hiện khả năng tìm hiểu và thu thập thông tin; sắp xếp và lựa chọn thông tin; khả năng nhìn nhận và nắm bắt dấu hiệu đối với các vấn đề pháp lý cụ thể.

3.4. Năng lực đánh giá thể hiện qua việc đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với đặc điểm lĩnh vực pháp luật; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới đồng nghiệp tại nơi làm việc; phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể hoặc phức tạp.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

4.1. Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo từng yêu cầu công việc và nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân, tổ chức khác trong công việc.

4.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác chuyên nghiệp, chủ động, tự tin, mạnh dạn, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc, biết bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe và thực hiện. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học; kết hợp giữa thực tiễn và lý thuyết, đúc kết kinh nghiệm để giải quyết vấn đề ngày một hiệu quả cao.

4.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong chuyên môn và công việc được giao.

III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Thực hiện pháp luật: tham gia thực hiện các hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại và các cớ quan tư pháp khác; thực hiện các công việc về pháp lý theo chức năng tại các cơ quan đại diện (Hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan hành chính nhà nước (Ủy ban nhân dân các cấp); tham gia các công việc có liên quan đến pháp luật tại các cơ quan thông tấn, truyền thông như phóng viên, biên tập viên về pháp luật; thực hiện các công việc về pháp lý tại các cơ quan nhà nước khác;

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng: gồm tư vấn, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế, thương mại, quốc tế,… tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại; cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý tại các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp;

- Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật: gồm tham gia giảng dạy các môn thuộc ngành, chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật; tham gia giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật như môn giáo dục công dân tại các cơ sở giáo dục, đào tại; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo đại học, các viên nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu pháp luật khác.

IV. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có thể tiếp tục nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp khi tham gia các khóa học đào tạo cao hơn cử nhân ngành Luật như:

  • Khóa đào tạo luật ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và nước ngoài.
  • Các khóa đào tạo các chức danh tư pháp (công chứng viên, chấp hành viên, đấu giá viên…), các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề luật.

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - Ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (15/02/22)
 Phương án tuyển sinh Đại học chính quy 2022 (10/02/22)
 THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG ĐỢT 1 ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021 (28/09/21)
 THÔNG BÁO MỨC ĐIỂM XÉT TRÚNG TUYỂN DỰA TRÊN KẾT QUẢ HỌC TẬP THPT NĂM 2021 (08/09/21)
 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NĂM 2021 (08/09/21)
 TUYỂN SINH HỆ LIÊN THÔNG CHÍNH QUY, VB2, VLVH NĂM HỌC 2021 - 2022 (13/08/21)
 TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NĂM 2021  (15/06/21)
 TUYỂN SINH NGÀNH LUẬT HỆ LIÊN THÔNG, VB2 CHÍNH QUY, VHVL (15/06/21)
 Điều cần lưu ý trong tuyển sinh đại học 2021 (30/03/21)
 NGÀNH LUẬT- NHỮNG ĐIỀU NÊN TÌM HIỂU TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ (11/08/20)
    Hôm nay 8792
    Hôm qua 22440
    Tuần này 84711
    Tháng này 356567
    Tất cả 7162147
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường