Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Tuyển sinh
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC - Ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. THÔNG TIN CHUNG V NGÀNH ĐÀO TO

  1. Ngành đào to: Qun lý Nhà nước (State Management)
  2. Mã chuyên ngành: 7310205
  3. Trình độ đào to: Đại hc
  4. Loi  hình đào to: Chính quy
  5. Văn bng tt nghip: C nhân Qun lý Nhà nước

II. CHUẨN ĐẦU RA

1. Kiến thức:

1.1.  Kiến thức đại cương

- Mô tả và vận dụng được các nguyên lý cơ bản và thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng CSVN vào xem xét, giải thích, đánh giá thực tiễn Quản lý Nhà nước Việt Nam và thế giới.

- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để điều tra, khảo sát, phân loại và lựa chọn các biện pháp tác động đến đối tượng của Quản lý Nhà nước.

- Vận dụng được các lý thuyết về Tiếng Anh, Tin học vào trong quá trình học tập và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

1.2.  Kiến thức cơ sở ngành

- Vận dụng được kiến thức lý thuyết cơ bản về chính trị và hệ thống chính trị Việt nam, nắm bắt được dư luận xã hội để trang bị kiến thức cho việc học kiến thức ngành.

- Giải thích được các kiến thức cơ bản liên quan đến luật hiến pháp, luật hành chính, luật lao động để làm cơ sở pháp lý cho hoạt động công vụ của một chuyên viên hành chính.

- Vận dụng những kiến thức về khoa học tổ chức, khoa học quản lý; nguyên lý kinh tế vào việc học kiến thức ngành.

- Giải thích được các kiến thức về quản lý hành chính, thủ tục hành chính, điều hành công sở để thực hiện các công việc của một chuyên viên hành chính.

- Giải thích được nội dung cơ bản về quản trị địa phương.

- Vận dụng được kiến thức về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; kiến thức về nghiệp vụ quản lý văn bản đến, đi, soạn thảo văn bản…để có thể làm công việc hành chính trong khu vực công và tư.

1.3.  Kiến thức ngành

- Hiểu và nắm được vững kiến thức về thể chế, pháp lý và thực tiễn về hệ thống quản lý. Phân tích, so sánh, đánh giá Quản lý Nhà nước (mô hình nhà nước XHCN và các mô hình nhà nước trên thế giới).

- Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, quản lý nhân sự hành chính nhà nước, luật hành chính, chính sách công.

- Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục, y tế;tài nguyên môi trường; hành chính tư pháp; tài chính công; nông thôn, đô thị; phòng chống tham nhũng,…

- Vận dụng kiến thức quản lý và lãnh đạo hiện đại nhằm thực thi có hiệu quả các chiến lược trong tổ chức, có năng lực quản trị thích ứng với những thay đổi về môi trường.

2. Kỹ năng:

2.1.  Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp

- Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phân công công việc, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên, hỗ trợ các thành viên khác, trao đổi giữa các thành viên.

- Kỹ năng quản lý, phân loại, phân tích, đánh giá, tổng hợp các loại thông tin và hình thành được hướng xử lý vấn đề nảy sinh trong Quản lý Nhà nước.

- Kỹ năng tư duy tổng hợp, tư duy logic các vấn đề Quản lý Nhà nước dưới dạng nói và viết một cách khoa học, sáng tạo.

- Kỹ năng giao tiếp công vụ: Lắng nghe, giao tiếp thuyết phục đàm phán với các đối tượng.

2.2. Kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân

- Thực hiện được việc tổng hợp, phân tích, tham mưu, lập kế hoạch cho lãnh đạo, cơ quan đơn vị về nghiệp vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Biết cách sử dụng một số công cụ phục vụ các hoạt động trên.

- Thực hiện được việc xây dựng, tổ chức thực hiện, thẩm định, quản lý và đánh giá và viết báo cáo về công việc, nhiệm vụ của cả nhân và tổ chức trong khu vuecj công và khu vực tư.

- Thực hiện được việc phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, việc giao tiếp hiệu quả đối với lãnh đạo, với đồng nghiệp, với nhân dân, với đối tác trong khi thi hành công vụ.

- Sử dụng thành thạo ngôn ngữ hành chính trong hoạt động soạn thảo văn bản và giao tiếp hành chính; thực hiện được nghiệp vụ quản lý văn bản đến, đi, nghiệp vụ lưu trữ tài liệu và kỹ thuật điều hành công sở.

-Thái độ làm việc, làm nghề nghiêm túc, tự tin; có ý thức và khát vọng cống hiến trong công việc; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, làm tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, cán bộ công chức.

3. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, lập luận, phản biện vấn đề, tình huống cụ thể bằng các lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, nghiên cứu và khám phá kiến thức.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức và điều hành; đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và công việc trong quản lý nhà nước; tổ chức thực thi các thể chế, quy trình Quản lý Nhà nước; thích ứng với sự thay đổi của môi trường làm việc.

- Năng lực tổ chức, triển khai nghiên cứu một công trình khoa học về các vấn đề trong Quản lý Nhà nước

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:

- Vận dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo vào thực hiện nhiệm vụ; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Khả năng điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có ý thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có trách nhiệm với xã hội, cơ quan tổ chức, với cộng đồng.

- Có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; có bản lĩnh tự tin, độc lập, sáng tạo và khả năng hội nhập.

III. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

            Sau khi ra trường, người học có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực sau:

- Chuyên viên tại các cơ quan, ban, ngành của hệ thống chính trị; Trong các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; Tổ chức phi chính phủ… liên quan đến quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhân sự, quản lý dịch vụ…

- Chuyên viên trong hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

- Chuyên viên tại các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tư vấn viên, nghiên cứu viên về chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý Nhà nước;

- Chuyên viên, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các trường CĐ, ĐH có đào tạo ngành Quản lý Nhà nước.

IV. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Có thể học thêm ngành đại học thứ 2 những ngành có cùng các môn xét tuyển như: Luật, Chính trị học, Báo chí, Công tác xã hội, Du lịch, v.v..

- Có thể học sau đại học trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Phương án tuyển sinh Đại học chính quy 2022 (10/02/22)
 THÔNG BÁO TUYỂN SINH BỔ SUNG ĐỢT 1 ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021 (28/09/21)
 THÔNG BÁO MỨC ĐIỂM XÉT TRÚNG TUYỂN DỰA TRÊN KẾT QUẢ HỌC TẬP THPT NĂM 2021 (08/09/21)
 THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NĂM 2021 (08/09/21)
 TUYỂN SINH HỆ LIÊN THÔNG CHÍNH QUY, VB2, VLVH NĂM HỌC 2021 - 2022 (13/08/21)
 TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NĂM 2021  (15/06/21)
 TUYỂN SINH NGÀNH LUẬT HỆ LIÊN THÔNG, VB2 CHÍNH QUY, VHVL (15/06/21)
 Điều cần lưu ý trong tuyển sinh đại học 2021 (30/03/21)
 NGÀNH LUẬT- NHỮNG ĐIỀU NÊN TÌM HIỂU TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ (11/08/20)
 TÍNH THIẾT YẾU CỦA NGÀNH LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI – TỪ BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (11/08/20)
    Hôm nay 8659
    Hôm qua 22440
    Tuần này 84578
    Tháng này 356434
    Tất cả 7162014
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường