Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
HIỂU ĐÚNG VỀ VIỆC NGƯỜI DÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG PHÁO HOA

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo (gọi tắt là Nghị định 137), có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định 137 đưa ra một số điểm mới phù hợp tình hình thực tế trong công tác quản lý nhà nước về pháo và đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan. Tuy nhiên, người dân cần hiểu đúng, nắm rõ quy định để tránh vi phạm pháp luật.

 

 

Nghị định 137 có nhiều điểm mới so với Nghị định số 36/2009. Trong đó, Nghị định 137 cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, trong nghị định này cũng quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ. Đồng thời, bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, đã quy định cụ thể hơn với 9 hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo, so với 4 hành vi chung chung như trước đây. 

Nhiều người dân khi tiếp cận thông tin liên quan Nghị định 137 tỏ ra ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm, mất an ninh, trật tự. Một bộ phận người dân cũng đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, dẫn tới bị xử lý hình sự, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu đang cận kề nhu cầu sử dụng pháo hoa tăng cao.

Vấn đề này, trước hết người dân cần phân biệt được khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh bị nhầm lẫn. Cần biết, pháo hoa mà người dân được phép sử dụng, theo quy định tại điều 3, Khoản 1b, Nghị định 137 là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Trên thực tế, loại pháo hoa này người dân đã sử dụng trong dịp cưới hỏi, sinh nhật trước khi Nghị định 137 ra đời. Còn loại pháo nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, áng sáng màu sắc trong không gian. Pháo này còn được gọi là pháo hoa nổ và cấm tuyệt đối người dân sử dụng. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.  Ngoài ra, Nghị định 137 cũng quy định người sử dụng pháo hoa phải là “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ  năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa. Bên cạnh đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa.

Trên thực tế, so với quy định trước đây tại Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 vẫn giữ nguyên quy định và không cho phép cá nhân sử dụng pháo hoa nổ vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi… mà chỉ quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự thủ tục của việc sử dụng pháo hoa nổ vào các ngày lễ, tết các sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao của dân tộc. Đối với loại pháo hoa thông thường vẫn được người dân sử dụng vào các dịp đám cưới, sinh nhật… tại Nghị định 137, chính thức được định nghĩa cụ thể và đưa vào Nghị định để Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn. Đối với pháo hoa nổ, Nghị định cũng quy định rõ ràng đối với cá nhân, tổ chức được sử dụng và thời gian sử dụng cụ thể.

Tác giả: Luật & QLNN
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KHOA LUẬT&QLNN THAM DỰ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2019 - 2020 (27/08/20)
 KHOA LUẬT&QLNN THAM GIA HỘI NGHỊ BẢO VỆ ĐỀ TÀI KHOA HỌC SINH VIÊN CẤp TRƯỜNG NĂM 2020 (21/08/20)
 Gián đoạn đóng BHXH do Covid-19, chế độ thai sản có bị ảnh hưởng? (19/08/20)
 Tổng hợp điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2020 (19/08/20)
 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết (19/08/20)
 Từ 2020: Đánh giá cán bộ, công chức, VC theo bộ tiêu chí mới (19/08/20)
 HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA NĂM HỌC 2019 - 2020 (18/07/20)
 KHOA LUẬT&QLNN THAM GIA HỘI NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2020 (22/06/20)
 XÓA BỎ HÀNG RÀO THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN: XU THẾ TẤT YẾU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (22/06/20)
 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỂ VỪA HỌC – VỪA LÀM CÓ HIỆU QUẢ (30/05/20)
    Hôm nay 27363
    Hôm qua 16498
    Tuần này 123299
    Tháng này 407052
    Tất cả 6757372
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường